Thang cáp và máng cáp là 2 thiết bị được sử dụng phổ biến trong hệ thống dân dây cáp ở các công trình. Nhưng thang cáp là gì, máng cáp là gì, cách phân biệt thang cáp và máng cáp chuẩn nhất? Khi nào thì nên sử dụng thang cáp, khi nào thì dùng máng cáp? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu cụ thể.

Phân biệt thang cáp và máng cáp điện

Thường thì thang cáp sẽ được ưu ái cho nhu cầu lắp đặt với khối lượng lớn hay dành cho những cáp lớn. Ngoài ra, đây là lựa chọn khi cần lắp đặt với yêu cầu khoảng cách giữa các giá đỡ dài. Máng cáp là lựa chọn cho những loại cáp có trọng lượng nhẹ. Ngoài ra, các thiết bị đo đạc và ống.

Thang cáp điện

Thang cáp còn được gọi với tên khác là đường băng có những đặc điểm riêng biệt như:

  • Cấu tạo khá đơn giản, gồm các thanh ray ở bên được kết nối nấc với nhau. Chưa hết, các bậc thang sẽ được đục lỗ để giúp cho việc buộc hay khóa dây cáp được thực hiện dễ dàng hơn.
  • Đây là sự lựa chọn thích hợp cho nhiều loại cáp như: cáp điện hay cáp viễn thông…
  • Thiết bị có thể dùng cho việc lắp đặt cáp nặng hay những bó cáp và những đường ống cần nhịp đỡ dài.
  • Cáp được thiết kế với khả năng cấp luồng không khí thoáng, tránh tình trạng tích khí khiến dây cáp trở nên nóng lên.
  • Hạn chế tối đa việc tích tụ nước, độ ẩm hay bụi bẩn
  • Có thể tiếp cận cáp dễ dàng để kiểm tra hay sửa chữa đường cáp
  • Thang cáp được phủ thêm lớp để chống tia UV, băng tuyết hay các yếu tố gây phá hoại từ bên ngoài.
  • Kích thước của thang cáp thường ở mức từ 2.5m – 3m

Thang cáp điện

Máng cáp điện

  • Máng cáp còn được gọi là máng hay là máng cáp thông gió.
  • Nó chỉ có 1 tấm kim loại. Một số mẫu máng cáp còn được thiết kế thêm rãnh để giúp việc cố định dây cáp được thuận tiện hơn.
  • Đây là lựa chọn thích hợp cho việc đi đường ống dẫn dẫn điện và các cáp nhẹ.
  • Máng cáp có lỗ đục để thông hơi và thoát nước hiệu quả. Bên ngoài có thêm lớp phủ để hạn chế tình trạng nhiễu điện từ tối ưu nhất.
  • Máng cáp có khả năng ngăn chặn tình trạng cáp bị rũ xuống. Vì thế, tình trạng hỏng hiệu suất của mạch cáp sẽ được giảm thiểu đến mức tối ưu.
  • Máng cáp vừa đảm bảo tính thẩm mỹ lại tiết kiệm diện tích trong các không gian lắp đặt.
  • Một số loại máng cáp cao cấp còn có thêm lớp phủ để giúp cho việc chống tia UV hay các tác nhân gây hại từ bên ngoài một cách hiệu quả nhất.
  • Chiều dài của máng cáp được thiết kế ở mức 2.5m-3m.

Máng cáp điện

Thang cáp, máng cáp khác nhau ở đâu?

Thực tiễn ngoài cuộc sống, thang cáp và máng cáp có chức năng tương đối giống nhau, chưa kể còn có thể kết hợp với nhiều phụ kiện bổ trợ. Chính vì lý do này mà nhiều người vẫn hay nhầm lẫn và khó phân biệt được thang cáp và máng cáp.

Đối với thang cáp, đúng như tên gọi, nó thường được thiết kế theo kiểu hình cái thang. Trong khi đó, máng cáp sẽ có thiết kế đa dạng hơn với 2 loại phổ biến là dạng đột lỗ hoặc không đột lỗ. Nhờ vậy, chỉ cần dựa vào đặc điểm này là bạn hoàn toàn có thể phân biệt được 2 thiết bị.

Phân biệt thang cáp và máng cáp điện

Khi nào thì nên sử dụng thang cáp, khi nào thì dùng máng cáp?

Sử dụng thang cáp khi nào?

Các công trình có khoảng cách đi dây từ 3 – 10m thì nên sử dụng thang cáp giúp:

  • Độ thông thoáng cao khi không khí lưu thông trên dây dẫn diện. Từ đó làm giảm đáng kể nhiệt lượng sinh ra trong dân dẫn, giúp dây dẫn an toàn và bền chặt hơn.
  • Cố định dây dẫn trở nên chắc chắn hơn
  • Chuyển hướng dây dẫn trở nên thuận tiện hơn
  • Không có hiện tượng tích tụ hơi nước
  • Hạn chế tình trạng dây cáp bị trùng xuống giữa các thanh nhờ khoảng cách phù hợp.

Khi nào nên sử dụng máng cáp?

Máng cáp sử dụng cho các loại dây dẫn tỏa nhiệt thấp, có khoảng cách đi dây không dài quá 3 – 10m. Nhờ các lỗ nhỏ tạo sự thông thoáng phía dưới kết hợp với nắp đậy tăng tính thẩm mỹ cho máng cáp.